• 1
    Học lập trình chip MCU
  • 2
    Tìm hiểu sóng không dây
  • 3
    Tìm hiểu các module hỗ trợ các loại sóng

LỘ TRÌNH TRỞ THÀNH KỸ SƯ LẬP TRÌNH IOT

IoT là gì ?

IoT (Internet of Things) vạn vật kết nối internet. Khái niệm này đã xuất hiện từ lâu và đang trở nên cực kì phổ biến trong các năm gần đây. Vì sao vạn vật lại cần kết nối Internet ? Bởi vì chúng ta không thể đứng kè kè để điều khiển các thiết bị các cỗ máy mà chúng ta đã mất công tạo ra. Nhu cầu giám sát và điều khiển từ xa (hoặc tự động) nảy sinh như một phần tất yếu. Suy cho cùng con người làm việc vất vả cũng là để hưởng thụ về sau. Và máy móc cần phải thay con người làm việc. Vì vậy chúng ta cần kết nối tất cả các thiết bị với Internet để có thể điều khiển giám sát chúng từ một khoảng cách nào đó bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Nghe đến đây thì IoT có vẻ khá là tương lai đấy nhờ. Hiện nay có thể kể đến rất nhiều mảng lớn của IoT như:

  • - Smart Home (ngôi nhà thông minh): các thiết bị thông minh trong ngôi nhà, các hệ thống giám sát an toàn, hệ thống báo cháy quản lý sự cố, các cảm biến đo thông số môi trường sống
  • - Smart Farm (nông nghiệp thông minh): hệ thống tưới tiêu, quản lý môi trường sống thực động vật, kích thích tăng trưởng, hệ thống nhận diện chất lượng sản phẩm ...
  • - Smart City (thành phố thông minh): các hệ thống quản lý khu đỗ xe, quản lý đèn đường, thông tin trong thành phố, khu đô thị ...
  • - Ngành công nghiệp ô tô: cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống bảo dưỡng ô tô, công nghệ xe tự hành, hệ thống giám sát tài xế, hệ thống thông tin giải trí trên ô tô, kết nối với hệ thống quản lý nhà...
  • - Smart Factory (nhà máy thông minh): Cơ sở sản xuất được số hóa và kết nối dựa trên phương thức sản xuất thông minh. Là sự kết hợp giữa phần mềm ứng dụng với hệ thống máy móc, thiết bị được kết nối Internet. Dữ liệu được tổng hợp và phân tích bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

Lộ trình học lập trình IoT

  • - Điều đầu tiên thì IoT cũng chỉ là một nhánh phát triển của Embedded. Vì vậy các bạn cần phải lập trình tốt các con chip MCU ví dụ như STM32 rồi sau đó hãy chuyển sang tìm hiểu về các dòng chip không dây. Nghĩa là các bạn cần hoàn thành xong lộ trình học lập trình nhúng từ Zero trước nhé, rất quan trọng các bạn đừng nhảy cóc.
  • - Tiếp đó chúng ta cần tìm hiểu xem hiện nay có những loại sóng không dây phổ biến nào: hồng ngoại, RF433, RF315, Lora, 2.4G, , 2G, 3G, 4G, NB-IOT, Wifi, BLE, Bluetooth Mesh, Zigbee, Zwave, Thread, … có rất nhiều chuẩn sóng và nếu học thì khó lòng mà biết hết được. Vì vậy theo mình các bạn nên chọn ra 1 số loại để học và thực hành trước như hồng ngoại, RF, Lora, 4G, Wifi, Bluetooth để tự tạo cho mình những lợi thế để cạnh tranh việc làm.
  • - Các module hỗ trợ các loại sóng này có thể hoạt động cùng với 1 con MCU khác hoặc có thể bản thân module đó đã là sự kết hợp các chức năng ngoại vi của 1 con MCU và stack sóng không dây (SoC). Chúng ta có các module điển hình như mắt thu/phát hồng ngoại, module NRF24L01, module Lora sx1278, module SIM A7672S, module wifi ESP8266, ESP32, module bluetooth NRF52…

Dưới đây là các khoá học mình sắp xếp từ dễ đến khó để các bạn tiện học tập: